Đau dạ dày là một trong những căn bệnh rất phổ biến với đời sống hiện đại. Đây không phải là một căn bệnh khó chữa tuy nhiên, chúng gây ra những biểu hiện hết sức khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống như ợ chua, các cơn đau thốn kéo dài ở vùng thượng vị, nôn ói,...

Để chữa trị căn bệnh này, việc xác định nguyên nhân là một trong những yếu tố rất quan trọng bên cạnh chế độ ăn uống và phác đồ điều trị khoa học. 
 
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng viêm loét dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng viêm loét dạ dày

1. Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (viết tắt của Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này chủ yếu sống trong niêm mạc dạ dày. Để sống sót, chúng tiết ra một enzym biến một vùng niêm mạc thành khu vực có độ acid thấp - nguyên nhân chính gây ra các vết loét trên thành dạ dày.

Lâu dần, khi Helicobacter Pylori tăng nhanh về số lượng, tình trạng viêm nhiễm sẽ nặng nề hơn, biểu hiện bằng những cơn đau thường xuyên và mức độ đau tăng lên, đi kèm ợ hơi, nôn ói,... Về lâu dài, chúng có thể phát triển thành chứng ung thư dạ dày.
 
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP tồn tại phổ biến trong tự nhiên, đặc biệt là trong thức ăn ôi thiu, chưa chín kỹ, mất vệ sinh,... Thông qua dịch tiết tiêu hóa, dịch nước bọt… chúng xâm nhập vào cơ thể và di chuyển đến dạ dày và bắt đầu sinh sôi mất kiểm soát.

Do đó, bạn nên tuân thủ quy định ăn chín uống sôi và sơ chế nguyên liệu cẩn thận trước khi chế chế biến, đồng thời hạn chế tiếp xúc với các dịch tiết của người bệnh. Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình điều trị và giảm bớt các cơn đau, 
 
Ăn chín uống sôi và sử dụng viên xủi nghệ curcumin Cali USA để điều trị viêm loét dạ dày

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Sủi Nghệ Cali USA 

2. Di truyền

Các nghiên cứu cho thấy viêm loét dạ dày có thể di truyền qua các thế hệ trong gia đình với tỷ lệ lên đến 47%. Đặc biệt, đây còn là chứng bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Nếu trong nhà có người mắc đau dạ dày, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
 
Viêm loét dạ dày có tỷ lệ di truyền cho thế hệ sau rất cao, lên đến 47%

Viêm loét dạ dày có tỷ lệ di truyền cho thế hệ sau rất cao, lên đến 47%
 

3. Lối sống thiếu lành mạnh

Một nguyên nhân nữa gây ra chứng viêm loét dạ dày là do lối sống thiếu lành mạnh mà tiêu biểu là chế độ ăn uống thất thường, sử dụng nhiều rượu bia.

Khi ăn không đúng bữa, ăn quá no hoặc để bụng quá đói, đặc biệt là nhịn ăn bữa sáng, niêm mạc dạ dày sẽ tiết ra rất nhiều axit dịch vị hơn bình thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, hàm lượng acid dịch vị trở nên mất kiểm soát và gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Nếu bạn thường xuyên phải tham gia tiệc tùng, các cuộc hội họp, bia rượu sẽ là nguyên nhân thứ 2 khiến dạ dày làm việc quá sức - trực tiếp gây ra loét và mở rộng vùng viêm nhiễm.
 
Ăn uống không điều độ khiến bệnh viêm loét dạ dày trở nặng

Ăn uống không điều độ khiến bệnh viêm loét dạ dày trở nặng

Vì vậy để giữ cho dạ dày được khỏe mạnh, bạn nên hạn chế uống rượu bia, ăn uống điều độ 3 bữa trong ngày và đồng thời không nên để bụng quá no hoặc quá đói. 
Duy trì chế độ ăn uống khoa học chẳng những giúp bạn bảo vệ dạ dày mà còn giữ cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
 
Hạn chế uống rượu để hẹn chế sự mở rộng của vết loét
 
Hạn chế uống rượu để hẹn chế sự mở rộng của vết loét
 

4. Áp lực

Nhiều người cho rằng, tâm trạng và dạ dày không liên quan tới nhau. Đó thật sự là một quan điểm sai lầm. 

Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, hệ thần kinh cũng sẽ làm việc kém hiệu quả hơn. Đồng thời, các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi, lo lắng, buồn bực… cũng chi phối dịch vị dạ dày cũng sẽ tiết ra nhiều hơn, gây mất cân bằng cho các chức năng dạ dày. Lâu ngày, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày sẽ bị tổn thương, trực tiếp gây nên viêm loét dạ dày.
 
Đánh bay các cảm xúc tiêu cực cũng sẽ giúp cho dạ dày bạn được khỏe mạnh hơn

Đánh bay các cảm xúc tiêu cực cũng sẽ giúp cho dạ dày bạn được khỏe mạnh hơn

5. Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Lạm dụng kháng sinh khiến thành niêm mạc dạ dày bị bào mỏng, đồng thời ức chế khả năng hoạt động của các vi khuẩn có lợi tham gia vào quá trình bảo vệ dạ dày. Do đó, nếu bạn uống kháng sinh hay thuốc giảm đau thường xuyên, niêm mạc sẽ ngày càng mỏng đi, vi khuẩn có hại sẽ nhân cơ hội này tấn công dạ dày, gây viêm nhiễm cũng như các vết loét đau đớn.

Đương nhiên đối với bệnh nhên mãn tính, việc sử dụng kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc mà không theo đơn. Đồng thời, trong quá trình điều trị, nên kê khai rõ ràng tiền sử bệnh tình để các bác sĩ có phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả nhất.
 
Kháng sinh tác động tiêu cực lên thành niêm mạc dạ dày

Kháng sinh tác động tiêu cực lên thành niêm mạc dạ dày
 
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày. Vì vậy, để phòng tránh và điều trị hiệu quả, bạn nên tìm hiểu kỹ và có biện pháp phòng ngừa đau dạ dày phù hợp.

 
Bổ sung viên sủi nghệ Cali USA để điều trị đau dạ dày

Bổ sung Thực phẩm bảo vệ sưc khỏe Viên sủi nghệ Cali USA Giúp hỗ trợ các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng.