Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì hay không nên ăn gì là băn khoăn của nhiều bố mẹ khi có con gặp phải tình trạng này. Bởi tình trạng rối loạn kéo dài không được khắc phục sẽ khiến trẻ trở nên biếng ăn, sụt cân, chậm lớn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh vặt. Vậy, cần xây dựng chế độ ăn cho trẻ như thế nào khi bị rối loạn tiêu hóa, làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này tái phát? Tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết sau bố mẹ nhé!

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa là những bất thường bên trong hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến chức năng phân tách thức ăn và cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất. Rối loạn tiêu hóa đi kèm với các triệu chứng thường thấy như chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đại tiện bất thường, chán ăn,... Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa còn có xu hướng bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc thường xuyên và rất dễ nôn trớ.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa

Lúc này, bố mẹ cần quan sát các biểu hiện của con, tìm hiểu nguyên nhân để có thể đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cùng tham khảo nhé!

Chế độ ăn thiếu cân bằng

Chế độ ăn hằng ngày của trẻ ở mọi độ tuổi đều cần phải cân bằng đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản, bao gồm protid, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng. 4 Nhóm dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng cơ thể, phát triển trí não, hoàn thiện các chức năng, đồng thời đảm bảo ổn định các chức năng sinh lý.

Trong khi đó, trẻ nhỏ thường có xu hướng chỉ ăn những món mình thích và từ chối những món ăn nằm ngoài danh sách này. Bố mẹ, ông bà cũng thường chiều theo ý con mà chỉ cho bé ăn những món ăn mà thích. Lâu dần sẽ gây ra hiện

tượng mất cân bằng dưỡng chất và nguy cơ rối loạn tiêu hóa là điều không thể tránh khỏi.

 

Chế độ ăn thiếu cân bằng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh đó, chế độ ăn nghèo nàn rau xanh hoặc dư thừa quá mức chất béo cũng có thể khiến trẻ bị táo bón hay thậm chí làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Suy dinh dưỡng

Tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng thường gặp ở các trẻ bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng. Suy dinh dưỡng thường xảy ra đối với các trẻ có thể trạng ốm yếu, bị dị tật bẩm sinh, biếng ăn, cai sữa quá sớm hoặc bố mẹ thiếu kiến thức trong việc chăm sóc con.

Khi bị suy dinh dưỡng, hàng rào miễn dịch vốn đã rất mỏng manh càng trở nên yếu hơn, hệ thống lợi khuẩn trong đường ruột không thể sản sinh đủ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, làm cản trở quá trình lên men và trở nên kém hấp thu. Nếu không được khắc phục kịp thời thì tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ ngày càng trầm trọng hơn và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Suy dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân không thể bỏ qua khi nhắc đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi trẻ vô tình ăn hoặc uống phải các loại thức ăn, nước uống đã bị ôi thiu, hư hỏng dẫn đến nhiễm độc, nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường gặp đó là trẻ sẽ bị chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hay thậm chí đi kèm với sốt cao. Hệ lụy sau những cơn nôn và đi ngoài phân lỏng chính là sự mất nước, mất khoáng và đặc biệt là số lượng lợi khuẩn trong đường ruột bị giảm sút đáng kể. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân khá nghiêm trọng dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Tác động từ môi trường

Khi vui chơi, khám phá, trẻ thường có xu hướng cầm, nắm đồ vật và đưa lên miệng ngậm. Đây chính là điều kiện vô cùng lý tưởng của hàng tỷ vi khuẩn có thể xâm nhập từ môi trường vào hệ tiêu hóa của bé và gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Mặt khác, các trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo cũng chiếm tỷ lệ rối loạn tiêu hóa rất cao vì có nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn, virus gây bệnh.

Ngoài ra, nhiệt độ môi trường, thời tiết ngày càng có xu hướng thay đổi đột ngột và biến đổi thất thường, vô tình làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công.

Môi trường ô nhiễm khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa

Do bệnh lý

Khi trẻ mắc các bệnh lý, hệ miễn dịch sẽ trở nên vô cùng mỏng manh và rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố từ bên ngoài. Bên cạnh đó, thời gian điều trị bệnh cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và chán ăn, điều này cũng có thể trở thành nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa nhất do hệ vi sinh trong đường ruột chưa thực sự ổn định. Số lượng lợi khuẩn không được sản sinh đủ để chống lại các hại khuẩn vô tình đưa vào cơ thể khi trẻ mút tay, ngậm đồ chơi sẽ khiến hệ miễn dịch bị đe dọa và gây ra những rối loạn trong hệ tiêu hóa.

Rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn

Do trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh cần uống thuốc

Trong quá trình điều trị bệnh, việc uống thuốc và gặp các tác dụng phụ luôn là điều không thể tránh khỏi. Các tác dụng phụ đi kèm khi dùng các loại thuốc kháng sinh có thể là đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn,... Điều này cũng vô tình làm hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn và gây ra nhiều biến chứng khác cho sức khỏe.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Trong đó, chủ yếu là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Vì vậy, nếu bố mẹ băn khoăn không biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì thì hãy tiếp tục tham khảo nội dung sau để có câu trả lời nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Protid

Nhóm thực phẩm đầu tiên trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì đó là protid. Đây là nhóm chất vô cùng quan trọng và đóng vai trò như một thành phần cơ bản của cơ thể sống. Protid hay còn gọi là chất đạm, có mặt trong hầu hết thành phần của các tế bào, cấu thành các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Một số protid khác còn tham gia vào quá trình lên men, sản sinh nội tiết tố, kháng thể,...

Nếu bố mẹ băn khoăn không biết bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì Protid thường có mặt trong các loại thực phẩm như:

  • Sữa mẹ.
  • Thịt gia súc: thịt bò, thịt heo, thịt cừu, giăm bông, xúc xích,...
  • Thịt gia cầm: thịt gà, thịt vịt,...
  • Các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, phô mai,...
  • Hải sản: cá tuyết, cá bơn, cá thu, cá hồi, cá ngừ, tôm, sò, mực, ốc,...
  • Chế phẩm từ đậu nành: tempeh, đậu phụ, sữa đậu nành, thực phẩm chay làm từ đậu nành,...
  • Trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng lộn,...
  • Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, hạt chia, hạt dẻ cười, hạt óc chó, hạt bí,...

Protid có nhiều trong các loại thịt, sữa, hạt

Lipid

Bên cạnh protid - chất đạm thì lipid - chất béo cũng góp mặt trong quá trình xây dựng một cơ thể khỏe mạnh.

Việc ăn đủ tỷ lệ chất béo các khẩu phần ăn cũng giúp thúc đẩy cơ thể hấp thu nhiều dưỡng chất hơn, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Vì vậy mà việc bổ sung một lượng thích hợp chất béo cho bé trong chế độ ăn hàng ngày là điều vô cùng cần thiết mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Lipid thường có mặt trong các loại thực phẩm có thể giúp bố mẹ trả lời câu hỏi trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì như:

  • Dầu thực vật: dầu oliu, dầu dừa, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu gấc,...
  • Dầu động vật: mỡ heo, mỡ gà, dầu cá hồi,...
  • Hải sản: cá hồi, cá basa, cá ngừ,...
  • Các chế phẩm từ sữa: bơ, sữa, phô mai

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Cần bổ sung một lượng chất béo vừa phải cho cơ thể để hạn chế tình trạng mất cân bằng dưỡng chất

Glucid

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi bé rối loạn tiêu hóa nên ăn gì đó là Glucid. Chất đường bột hay còn gọi là Glucid là nhóm thực phẩm quan trọng và không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhất là đối với các bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm.
 

Chất đường bột đảm nhiệm vai trò cung cấp năng lượng, hình thành tế bào, tham gia vào hoạt động chuyển hóa chất béo. Glucid cũng có khả năng kích thích nhu động ruột, kích thích sự thèm ăn và tăng tiết dịch.

Glucid có mặt trong các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm từ gạo: cháo, bún, phở, bánh tráng,...
  • Các loại ngũ cốc: đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh, hạt chia, yến mạch,...
  • Tinh bột từ các loại củ, quả: bột bắp, bột mì, bột dong, bột sắn dây,...
  • Các loại khoai: khoai lang, khoai sọ, khoai môn, khoai mì, củ ấu, củ sắn,...
  • Rau củ quả: bí đỏ, cà rốt,...
  • Trái cây: chôm chôm, sầu riêng, mít, nho, lựu, na, xoài chín,...
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.

Tinh bột có chứa nhiều trong các loại cháo, bún, ngũ cốc,...

Vitamin và chất khoáng

Các loại vitamin, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch mạnh khỏe và một cơ thể cường tráng, ít bệnh tật. Vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy mọi hoạt động trong cơ thể như tiêu hóa, chuyển hóa, hấp thu, bài tiết một cách trơn tru, hiệu quả. Đồng thời, vitamin còn giúp kích thích hệ xương, răng của trẻ phát triển nhanh, ngăn ngừa bệnh còi xương, chậm mọc răng.

Trong khi đó, chất khoáng như canxi, magie, natri, kali cũng đóng góp rất nhiều trong sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và ổn định hệ tiêu hóa.

Vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh

Vậy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì? Vitamin và khoáng chất có mặt trong các loại thực phẩm nào?

  • Quả hạch và hạt: Giàu magie, kẽm, mangan, đồng, selen, phốt pho và các vitamin nhóm B.
  • Động vật có vỏ: Giàu selen, kẽm, đồng, sắt, vitamin B6, B12, C, A,...
  • Rau họ cải gồm cải xoăn, cải bắp, cải xoong: Giàu lưu huỳnh, magie, kali, mangan, canxi, vitamin A, B, C, D, abumin, axit nicotic,...
  • Thịt và nội tạng động vật: Giàu selen, kẽm, sắt, phốt pho, vitamin B12, vitamin A, folate,...
  • Trứng: Giàu sắt, phốt pho, kẽm, selen, vitamin A, D, K, B12, folate,...
  • Đậu: Giàu canxi, magie, sắt, phốt pho, kali, mangan, đồng và kẽm, vitamin A, E, K.
  • Cacao: Giàu magie, đồng, vitamin A, B1, B2,...
  • Quả bơ: Giàu magie, kali, mangan, đồng, vitamin A, E, D,...
  • Quả mọng gồm dâu tây, việt quất, mâm xôi,...: Giàu kali, magie, mangan, vitamin A, B2, B6, C, E, K, K1,...

Quả mọng cũng chứa nhiều vitamin

Bổ sung lợi khuẩn Bacillus Subtilis

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, việc bổ sung lợi khuẩn Bacillus Subtilis sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, đồng thời cải thiện cải thiện sức khỏe niêm mạc ruột, giảm triệu chứng viêm ruột kích thích,...

Lợi khuẩn Bacillus Subtilis là một chủng của Probiotics, có nhiều trong các loại men vi sinh, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình ổn định và hoàn thiện hệ tiêu hóa vốn rất non nớt của bé yêu..

Sản phẩm lợi khuẩn Bacillus Subtilis được nghiên cứu và sản xuất bởi Nhà máy Dược phẩm Thành Công trên dây chuyền, công nghệ hiện đại. Sản phẩm chuyên sử dụng cho các đối tượng trẻ em từ 4 tuổi đến người lớn trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kích thích miễn dịch đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ viêm hiệu quả.

Hiện nay, sản phẩm Bio-bacillus CALIUSA chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus Clausii và Bacillus Subtilis đang được phân phối bởi Công ty TNHH Cali USA, liên hệ ngay để được tư vấn.

Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Bên cạnh những câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì những loại thực phẩm cần kiêng cũng là mối quan tâm lớn của nhiều bố mẹ. Vậy, rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?

Không nên cho trẻ ăn đồ ăn nhanh quá thường xuyên

Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, gà rán, khoai tây chiên,... chứa rất nhiều chất béo xấu, hàm lượng đạm, tinh bột cao nhưng lại thiếu hụt chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nếu cho trẻ ăn quá thường xuyên các loại thực phẩm này sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng những trẻ vẫn bị thừa cân, béo phì do chất béo, đường bột tích tụ quá nhiều.

Dầu mỡ trong các món chiên cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Thực phẩm nhiều đường

Các loại đồ uống có gas, bánh ngọt, kẹo ngọt,... chính là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe cho trẻ, chẳng hạn như tăng tiết axit dịch vị, đầy hơi, chướng bụng, thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường,...

Thực phẩm giàu chất béo

 

Thực phẩm giàu chất béo xấu cũng không phải là gợi ý hay khi bị rối loạn tiêu hóa

Đồ ăn có chứa nhiều chất béo từ mỡ động vật, chiên xào nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa và thận của trẻ cũng không thể tiêu hóa hoàn toàn lượng thực phẩm có vị cay nóng, nhiều gia vị.

Hơn nữa, trong giai đoạn ăn dặm, tốt nhất là bố mẹ nên hạn chế nêm nếm nhiều gia vị, chỉ cho con thưởng thức vị ngọt, mặn nguyên bản của thức ăn.

Vậy, với những thông tin được đề cập đến trong bài viết, chắc hẳn bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì rồi đúng không? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân, bố mẹ cần quan sát, theo dõi các triệu chứng của con. Đồng thời đưa ra hướng xử lý kịp thời bởi nếu không được điều trị thì những ảnh hưởng đến sức khỏe là không thể tránh khỏi.