Nhiễm khuẩn HP là một dạng nhiễm khuẩn vô cùng phổ biến trên thế giới chỉ đứng sau vi khuẩn sâu răng. Tuy nhiên loại nhiễm khuẩn này vô cùng khó để nhận biết. Chỉ khi nó ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính. Vậy cụ thể vi khuẩn HP là gì? Ảnh hưởng của vi khuẩn HP đến dạ dày như thế nào? Tham khảo những thông tin trong bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé!

Ảnh hưởng của vi khuẩn HP đến dạ dày

 

1. Vi khuẩn HP là gì? 

Vi khuẩn HP có tên tiếng anh là Helicobacter Pylori. Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển ở bên trong dạ dày con người. Tuy nhiên trong môi trường dạ dày thường có rất nhiều acid, tại sao chúng có thể sống được. Vi khuẩn tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme mang tên Urease. Chất này sẽ giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Nhiều người khi phát hiện bản thân bị nhiễm vi khuẩn này thường lo lắng việc mình có bị ung thư hay không. Thực tế, vi khuẩn này có khả năng dẫn đến bệnh  viêm dạ dày mạn tính. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo các chuyên gia thì khoảng 1% người nhiễm khuẩn mắc ung thư.

2. Ảnh hưởng của vi khuẩn HP đến dạ dày như thế nào?

Vi khuẩn HP là một trong số ít vi khuẩn có khả năng tồn tại ở trong môi trường acid của dạ dày. Nhờ vào khả năng có thể phân hủy ure mà vi khuẩn HP sẽ tự tạo được một môi trường sống phù hợp. Trong quá trình phân hủy Ure vi khuẩn này sẽ tạo ra những độc tố. Đồng thời kích thích sự tiết acid trong dạ dày để phá hủy những chất nhầy và tế bào niêm mạc. Vậy nên dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Dễ mắc những bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, đau bao tử… 

3. Nên làm gì để biết là mình có vi khuẩn HP hay không?

Nếu đang nghi ngờ bản thân bị nhiễm vi khuẩn HP thì cách xác minh tốt nhất chính là đến bệnh viện để được bác sĩ xét nghiệm và cho phương pháp kiểm tra. Từ đó bạn sẽ biết được chính xác bản thân mình có vi khuẩn HP hay không. Phương pháp được các bác sĩ sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là xét nghiệm máu, nước tiểu. 

Nhưng hiện nay còn một cách phổ biến hơn là test thở. Cách này sẽ dựa vào những phản ứng hóa học của cacbon. Bệnh nhân được uống C13 và C14, nếu bệnh nhân nhiễm khuẩn thì sẽ thu được khí CO2 khi thở ra. Tuy nhiên, phương pháp này không có tác dụng khi người bệnh đang dùng những loại thuốc kháng axit. Bởi những loại thuốc này có thành phần là bismuth.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi vi khuẩn HP là gì? Ảnh hưởng của vi khuẩn HP đến dạ dày như thế nào? Để tránh trường hợp nhiễm khuẩn này thì tốt nhất bạn nên sử dụng viên sủi nghệ Cali USA. Sản phẩm có khả năng đem lại vô vàn những lợi ích nổi bật cho người dùng. Nhất là khả năng phòng tránh nhiễm khuẩn HP vô cùng tốt.